loading...

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Thuốc chữa yếu sinh lý cho nam giới

Điều bất hạnh lớn nhất của một người đàn ông là mắc phải căn bệnh yếu sinh lý. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mà còn tác động xấu đến đời sống vợ chồng của bạn.
Việc lấy lại phong độ cho nam giới yếu sinh lý là một vấn đề muôn thuở. Bạn thường tìm kiếm những thần dược chứ danh, đắt tiền mà chưa hẳn đã khỏi bởi tùy từng cơ địa mỗi người và cách sử dụng chuẩn mới có tác dụng tốt nhất.
Hãy thử 3 bài thuốc đơn giản rẻ tiền dưới đây, bạn sẽ bất ngờ về công dụng chữa yếu sinh lý của nó:
Gừng tươi
Trong gừng có các hợp chất như gingerol, shogaol và zingiberene có tác dụng kích thích mạch máu, tăng cường sự tuần hoàn máu, kích thích sự co thắt tuần hoàn máu.
Tăng tuần hoàn máu sẽ tăng lượng máu xuống dương vật giúp cải thiện khả năng cương dương cho nam giới.
Dùng gừng tươi ép lấy ½ muỗng cà phê nước gừng trộn cùng với 1 thìa mật ong và ½ quả trứng gà luộc rồi ăn hàng ngày. Nên ăn vào mỗi buổi tối trước khi giao ban ít nhất là 30 phút để có tác dụng tốt nhất.
Hoặc bạn có thể uống nước gừng, trà gừng, thêm gừng kèm theo các món ăn để giúp tăng cường sinh lý.
Cá chạch
Theo Đông y, cá chạch có vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tráng dương bổ huyết, chống lão hóa. Từ xưa Đông y đã dùng cá chạch như 1 vị thuốc chữa yếu sinh lý hiệu quả cho nam giới.
Bạn có thể dùng 1 số bài thuốc từ cá chạch như sau:
- Chữa liệt dương: 250g cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nấu cháo cùng nước nhục quế và phụ phiến. Khi ăn cho thêm vài lát gừng, ăn nóng.
- Chữa xuất tinh sớm: Làm sạch cá chạch, cho vào nồi đất đun sôi, cho thêm ít rượu trắng vào xâm xấp nồi cá, đun thêm 30 phút với lửa riu riu. Khi chín ăn nóng, ăn liên tục trong 7 ngày.
- Trị chứng suy giảm ham muốn: 5-6 con cá chạch làm sạch, lọc xương để riêng. Đem chiên xương cho mềm với dầu rồi cho thịt vào đảo đều. Cho thêm 300ml rượu trắng cùng vài lát gừng đun thêm 30 phút.
Khi thấy cá chạch dần chuyển sang màu trắng đục thì dùng thìa vớt lớp dầu bên trên bỏ đi. Thêm tiêu và gai vị vào rồi ăn.


Thịt chim sẻ
Theo Đông Y, thịt chim sẻ có vị ngọt, tính ấm; vào thận; có tác dụng tráng dương ích tinh ôn kiện cân cốt, sáp niệu, chỉ khái suyễn.
Có tác dụng chữa yếu sinh lý, đau lưng mỏi gối, tăng cường ham muốn cho nam giới.
Bài thuốc chữa yếu sinh lý từ chim sẻ:
Nguyên liệu: Chim sẻ 5 con, 10g đại hồi, 10g tiểu hồi, gừng tỏi vừa đủ.
Cách làm: Làm sạch chim, rán chim sẻ với bơ và gừng tỏi đập dập rồi thêm nước sôi, và các vị thuốc trên vào đun nhỏ khoảng 1 giờ đồng hồ
Tác dụng: Các chứng yếu sinh lý như liệt dương, suy giảm tình dục, di tinh tảo tiết.


Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam - GS.TS. Đỗ Tất Lợi

"Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi là một nhà nghiên cứu dược liệu nổi tiếng ở nước ta. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Y Dược thời thuộc Pháp (1939 - 1944), ông đã quan tâm đến việc tìm tòi sưu tầm các cây thuốc và động vật làm thuốc có ở Việt Nam sử dụng trong y học cổ truyền. Từ những ngày đầu kháng chiến, dược sĩ Đỗ Tất Lợi với cương vị Viện trưởng Viện khảo cứu chế tạo dược phẩm Cục quân y, đã chịu khó đi công tác trên núi rừng Việt Bắc tìm kiếm sưu tầm các cây thuốc phòng chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân. Sau ngày hòa bình lập lại, với nhiệm vụ Chủ nhiệm bộ môn dược liệu Trường Đại học Y dược Hà Nội, ông đã say mê nghiên cứu về dược liệu, vị thuốc Việt Nam và các cây di thực từ nước ngoài.

Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam xuất bản đến nay là lần thứ tám. Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ (khoa học) tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của triển lãm sách. Đến năm 1980, dược sĩ được Chính phủ phong học hàm Giáo sư đại học.

Từ năm 1960 đến nay, mỗi lần xuất bản bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam tác giả đều sửa chữa bổ sung một cách thận trọng. Và ngay trong lần xuất bản thứ tám này, tuy tuổi đã cao, Giáo sư Đỗ Tất Lợi đã để mấy năm rà soát, sửa chữa lại nội dung cũ, sưu tầm nghiên cứu thêm một số cây mới, vị thuốc mới và hoàn chỉnh bản thảo một cách nghiêm túc. Lần này tác giả, trong phần phụ lục, có viết thêm hai bài nói về thân thế và sự nghiệp của cụ Tuệ Tĩnh (Ông Thánh thuốc Nam) và của nhà đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam lần này được xuất bản sau khi tác giả được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật lần đầu năm 1996. Do đó giá trị cuốn sách lại càng được nâng cao.

Tôi lấy làm vinh dự được giới thiệu với bạn đọc trong và ngoài ngành y tế cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (xuất bản lần thứ tám), một công trình đã được xếp trong loại giải thưởng cao nhất ở nước ta hiện nay - Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Hy vọng bạn đọc sẽ tìm thấy trong cuốn sách nhiều điều bổ ích và sử dụng tốt cuốn sách này trong nghiên cứu cũng như trong đời sống hằng ngày, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng". (Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế - Giáo sư Đỗ Nguyên Phương).

Đỗ Tất Lợi (1919-2008) bắt đầu nghiên cứu dược học từ năm 1939, khi đang là sinh viên của trường Đại học Y Dược Hà Nội. Sau kháng chiến chống Pháp, ông trở thành Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu của Đại học Y Dược Hà Nội. Trong thời gian này, ngoài công việc giảng dạy, ông tập trung toàn bộ vào việc nghiên cứu về các dược liệu Việt Nam, tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu trước đó của phương Đông và phương Tây, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, đồng thời đi nhiều nơi trên đất nước để tìm kiếm các vị thuốc. Năm 1962, ông cho ra mắt bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (hay Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam[2]. Đây là một bộ sách lớn, lần xuất bản đầu tiên (1962-1965) được in 10.000 cuốn, chia làm 6 tập, tổng cộng dày 1.494 trang. Bộ sách đã giới thiệu hơn 750 vị thuốc, gồm 164 cây thuốc, 77 vị thuốc động vật, 20 vị thuốc khoáng vật. Mỗi loại đều có tên khoa học, tên tiếng Việt và tên chữ Hán, những đặc tính chung, mô tả quá trình phân phối, thu hoạch, chế biến, thành phần hoá học và công dụng, liều dùng. Cuốn sách bao gồm cả những loại thuốc mà các nhà khoa học đã xác minh cơ chế, lẫn cả những loại được kiểm chứng hiệu nghiệm trong thực tế nhưng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Trong lời giới thiệu bộ sách lần xuất bản đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, ông Vũ Công Thuyết, đã viết:
“…Bộ sách đã thể hiện một công trình sưu tầm, nghiên cứu rất công phu, một khối lượng lao động rất lớn trong nhiều năm của tác giả. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước, nhiều tài liệu nước ngoài đã được khảo sát, chọn lọc, cộng với hơn 20 năm trong nghề của tác giả, một cán bộ đã có nhiều nhiệt tình và cống hiến trong việc nghiên cứu thuốc nam. [2]”



 

Cây Ngải Cứu: Thần dược trị bách bệnh, đặc biệt các Bà

Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.
Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con.

Mô tả

Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 - 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.

Phân bố

Ngải cứu có nguồn gốc ôn đớichâu Âu, châu Á, bắc Phi, Alaskabắc Mỹ, trong đó một số vùng coi nó là cỏ dại xâm lấn.


Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh.

Dưới đây là một số công dụng phổ biến và hữu hiệu của cây và lá ngải cứu:

1. Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
2. - Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.

3. Sơ cứu vết thương: Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức,

4. Trị mụn, mẩn ngứa: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

5. Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt: Lấy 300gr ngảic cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.

6. Lưu thông máu lên não: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.

7. Suy nhược cơ thể, kém ăn: Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.

8. Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh: Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho  thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…
 

Chi Râu Hùm (Taccaceae) thảo dược cuộc sống

Chi Râu hùm (danh pháp khoa học: Tacca), bao gồm khoảng 12-31 loài với các tên gọi như nưa, củ nưa, ngải rợm, hạ túc, bạch tinh, râu hùm v.v., thuộc về họ Dioscoreaceae (trong các tài liệu cũ đôi khi tách ra thành họ của chính nó, gọi là Taccaceae) trong bộ Dioscoreales, bản địa khu vực nhiệt đới Nam Mỹ (1 loài), châu Phi, Australia, Đông Nam Á và một số đảo trên đại dương[1], với sự đa dạng loài tập trung trong khu vực Đông Nam Á. Kể từ phiên bản năm 2003, APG đã hợp nhất họ Taccaceae vào họ Dioscoreaceae[2].
Các giống gieo trồng
Một vài loài được gieo trồng làm cây cảnh và tán lá đẹp hay hoa lớn. Loài T. chantrieri được nhiều người biết đến với tên gọi "râu hùm hoa tía". Loài Tacca integrifolia được gọi là "ngải rợm", "cỏ râu hùm" hay "hạ túc". Các loài được gieo trồng khác còn có "củ nưa" (T. leontopetaloides)[3][4].
Cây thảo sống lâu năm, cao 50 – 80 cm. Thân bò dài, có nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có phiến hình trái xoan nhọn, dài 25 – 60 cm, rộnh 7-20 cm, màu lục bóng, mép nguyên lượn sóng; cuống lá dài 10 – 30cm; hoa màu tím đen, mọc tụ họp thành tán trên một cán thẳng hay cong dài dài 10 -15cm; bao chung của tán có bốn lá bắc màu tím nâu, các lá bắc ngoài hình trái xoan, thuôn nhọn ở gốc; các sợi bất thụ dài tới 25cm. Hoa 15 – 20 đoá, màu tím đen; bao hoa có 6 thuỳ; nhị 6, màu tím đen; bầu dưới hình nón ngược, có 6 cạnh lồi. Quả không tự mở; hạt có 3 cạnh, màu đỏ tím. Ra hoa tháng 7 – 8, có quả tháng 9 –10. Mọc ở nơi ẩm ướt, nhiều mùn.
Bộ phận dùng: Thân rễ. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô.
Tính vị: Vị cay, tính mát, có ít độc.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm chỉ thống, lương huyết tán ứ. Dân gian dùng làm thuốc trị tê thấp.
Cách dùng và liều lượng: Dùng uống trong: sắc nước :10 – 12g. Dùng ngoài giã nát bôi hoặc nghiền vụn thành bột đắp.
Chữa tê thấp: Kinh nghiệm dân gian dùng 50g thân rễ Râu hùm khô giã nhỏ, trộn với 30g Bồ kết nướng giòn, tán bột, ngâm vào 1/3 lít rượu trong 1 – 2
tuần. Dùng rượu này xoa bóp vào chỗ tê đau, ngày 2 – 3 lần.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không được uống.
Tacca integrif olia ker – Gawl.- T. laevis Roxb:  Ngải rợm, Cỏ râu hùm, Hạ túc.
Cây thảo, có thân rễ hình trụ, nhiều rễ. Lá thuôn, đầu nhọn dài hình đuôi, gốc thắt nhọn, dài 35 – 40cm, rộng 6 -15cm, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt ; cuống ngắn. Cụm hoa là tán trên một cán hoa dài, nhẵn, màu lục sẫm tía; bao chung gồm các lá bắc gần nhau; lá bắc con hình sợi, dài. Hoa 6 – 30, màu lục tím, có cuống dài. Bao hoa hình ống có 6 thùy rủ; nhị 6; bầu dưới hình nón ngược; đầu nhuỵ có 6 thuỳ. Quả thuôn, dài 2cm, có cạnh dọc biến thành cánh. Mọc ở nơi ẩm ướt, nhiều mùn.
Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, rửa sạch, thái phiến, phơi khô.
Tính vị: Vị đắng,  tính mát, có ít độc.
Công dụng: Lý khí chỉ thống, khư ứ sinh tân, tiệt ngược. Dùng trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, tắc kinh.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không được uống.